logo
Sinh viên gốc Việt đưa "máy kiểm tra thông tin" vào kính AR

AnhPhu Nguyen, sinh năm 2003 tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) là một sinh viên gốc Việt ngành Công nghệ Tăng cường Năng lực con người (Human Augmentation) tại Đại học Harvard đã cùng một người bạn đang gây chú ý khi phát triển “máy kiểm tra thông tin” vào kính AR phần mềm xác thực thông tin từ người đối diện có tên DebateGPT.

Kính AR – máy kiểm tra thông tin gây nhầm lẫn 

“Không bao giờ thua trong tranh luận nữa”, Nguyen, 21 tuổi, viết trên Instagram kèm video mô tả công cụ. “DebateGPT là AI được đưa vào kính AR với khả năng kiểm tra nội dung các câu nói, định nghĩa những từ gây nhầm lẫn và nhiều hơn nữa theo thời gian thực”.

Hệ thống hoạt động bằng cách lắng nghe các cuộc trò chuyện, chuyển giọng nói thành văn bản để hiểu bối cảnh hội thoại nhanh chóng. Kính được kết nối Internet, AI sẽ đối chiếu dữ liệu người nói đưa ra với thông tin công khai trên mạng để xác định tính đúng sai hay còn thiếu sót ở đâu.

“Nhờ Internet, chúng ta có toàn bộ kiến thức trong tầm tay. Giải pháp của chúng tôi giúp tận dụng sức mạnh đó nhanh hơn, hiệu quả hơn và tự nhiên hơn bao giờ hết, tất cả đều bằng AR”, Nguyen cho biết.

“Những cải tiến nhanh hơn mà trước đây con người chưa làm được”

Cũng vào đầu tháng 10 này, AnhPhu Nguyen và Caine Ardayfio cũng thu hút sự chú ý trên mạng xã hội khi tích hợp AI vào kính thông minh Meta Ray-ban. Phần mềm I-XRAY do nhóm phát triển có thể sử dụng camera để quét khuôn mặt của người lạ để nhận diện và tìm kiếm tên của họ, thậm chí là thông tin như địa chỉ nhà, số điện thoại, thành viên gia đình nếu họ từng chia sẻ chúng lên Internet.

“Chúng tôi đã ở trong phòng thí nghiệm khoa học và kỹ thuật của trường suốt mùa hè để thực hiện các dự án ngẫu nhiên”, Ardafiyo nói với Business Insider. “Đầu tiên là súng phun lửa, sau đó là ván trượt điện có thể điều khiển bằng ngón tay. Chúng tôi còn chế tạo một xúc tu cho robot dài khoảng 1,2 mét, có thể chuyển động trong không khí”.

Cả hai đánh giá các mô hình AI ChatGPT của OpenAI và Claude của Anthropic đã đem đến “những cải tiến nhanh hơn mà trước đây con người chưa làm được”.

“Chẳng hạn, nếu một robot xây dựng tự động đang cố gắng đào hố, nhưng bị một người cản đường, trước đây nó cần một kỹ sư điều khiển chuyển động để tránh người đó”, Ardifiyo lấy ví dụ. “Tuy nhiên, robot theo chuẩn LLM có thể sẽ đợi người đó trong vài giây đến khi họ di chuyển. Nếu không, nó sẽ chủ động phân tích tình huống để đưa ra giải pháp tốt nhất”.

Những dự án đầy hy vọng và tiềm năng đến từ các bạn trẻ, có thể trong tương lai mang đến những bước ngoặt mới cho lĩnh vực công nghệ của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Tìm kiếm

Tags